>> ‘Vụ làm lộ bí mật chắc chắn sẽ được làm triệt để'
>> Tố giác tướng Ngọ: chỉ mới mở cửa rào
>> Thể chế là gì?
>> Vụ án làm lộ bí mật nhà nước sẽ sớm được phá
Nô Bi Ta được thầy giáo trong một lần chấm bài kiểm tra cho 100 điểm, điểm cao nhất, điểm xuất sắc nhất, và cậu học trò đem đi khoe. Nhưng khổ nổi, bạn bè và người thân gia đình anh ta không ai tin, họ bàng quan và thờ ơ với thành tích đó, bởi vì trước đây Nô Bi Ta thường xuyên bị điểm 0 và nổi tiếng là một thằng bé hậu đậu, lười học, học rất kém. Nô Bi Ta cảm thấy mình bị tổn thương, thế là chú mèo máy Đô Rê Mon phải dùng đến "Rô-bốt truyền thông" để đòi lại công bằng cho Nô Bi Ta, và chiếc máy kỳ diệu kia đã tạo nên một "cơn chấn động thông tin" trong khắp cả nước về "hiện tượng Nô Bi Ta được 100 điểm", cậu học trò khờ khạo kia cảm thấy thật sung sướng ngất ngây khi được gia đình, bạn bè, công chúng ca ngợi chúc tụng lên tới tận trời xanh.
Ngược lại với Nô Bi Ta khờ khạo, người tử tù họ Dương không cần phải nhờ đến "Rô-bốt truyền thông", trong vai trò làm nhân chứng tại một phiên tòa và vài lời khai chậm rải nhỏ nhẹ cũng đủ cho giới truyền thông làm nên một "vụ nổ lớn", tin và không tin lại là câu chuyện khác.
Cần nhớ lại trước đây, sau vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn kinh hoàng kia, và tiếp tục các vụ "án oan" khác đang được báo chí mỗ xẻ làm rõ, thì có một "cụm từ" mà quan chức, truyền thông, dư luận hay nhắc đến nhiều nhắc trong nghiệp vụ điều tra. Đó chính là cụm từ "suy đoán vô tội", đó chính là một phương pháp khoa học trong tư pháp nhằm đảm bảo công bằng khách quan trong nghiệp vụ tố tụng công lý, nhằm giảm thiểu những yếu tố "sai lầm" khó có thể khắc phục được...
Lời khai của tử tù họ Dương kia cũng đã được "một bộ phận không nhỏ" đang định hướng "suy đoán vô tội" bằng những bài viết, bài báo trên các phương tiện truyền thông, đó là quyền của họ, nhưng tin hay không tin lại tùy thuộc vào riêng mỗi bạn đọc, riêng mỗi người xem. Điều cơ bản nhất của "suy đoán vô tội" hay "suy đoán có tội" đều dựa trên sự khách quan và những phương pháp khoa học, nói tầm bậy và thiên lệch thì sẽ chẳng ai thèm tin làm gì!
Trong thực tế, không cần cái "vụ nổ kinh hoàng" về truyền thông kia thì trong mỗi cần lao, cùng đinh họ cũng đã hiểu chuyện gì đã và đang xảy ra, nên tin và không tin điều gì. Từ cuộc sống va chạm đời thường, các mối quan hệ hữu quan xã hội bao lâu nay đã dạy cho họ biết đâu là sự thật, đâu là gian dối "nịnh thối".
Đánh rắm là một phản xạ tự nhiên của con người, người khôn chọn nơi vắng người mà xả, kẻ dại nào cố ý xả ở chổ đông người thường bị đám đông tảy chay, chê cười, cho là vô duyên, kém văn hóa... Nhưng thôi, người xưa thường vui tính, gặp những tình thế như vậy hay đùa nhau:
- "Khu mệt khu thở ai nở mắng khu"
Quay lại câu chuyện cụ thể này, "suy đoán vô tội" hay "suy đoán có tôi" thì thiên địa đã tỏ tường, còn cùng đinh và cần lao... thì cũng vậy. Hài kịch, bi kịch, chính kịch hay... hoang tưởng kịch thì cũng đã đủ thấm nhuần.
À, khu là cái lỗ đít...
Ai lại nở mắng cái lỗ đít bao giờ.
Bọn trẻ con bây giờ thích đọc Đô Rê Mon, hãy để bọn trẻ lớn lên với niềm tin ấy.
Xem thêm:
- Còn nữa đó, đợi đi!
- Ai tiết lộ bí mật điều tra cho Nguyễn Như Phong?
- Vụ án lộ bí mật – nếu không tìm thấy bị can thì sao?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét