>> "Giao tiền cho ngân hàng không khác nào giao trứng cho ác”!
>> Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’
>> Tín hiệu đáng mừng
>> Không đủ căn cứ để khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ
Đây là bản tin mà chắc chắn giới quân sự Trung Quốc đọc kỹ. Không chỉ đọc kỹ mà còn phải nên nghĩ lại cho kỹ: Mỹ sẽ chi 1 ngàn tỉ USD để duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong ba thập niên tới (The Diplomat 8-1-2014). Tháng trước (12-2013), Cơ quan ngân sách Quốc hội (CBO) dự xuất Mỹ sẽ chi 355 tỉ USD trong một thập niên tới cho kho vũ khí hạt nhân. Theo báo cáo mới công bố (6-1-2014) của Hội đoàn khoa học gia nguyên tử Hoa Kỳ (FAS), Mỹ hiện có 4.650 đầu đạn hạt nhân và 2.130 trong số đó đang trong tình trạng sẵn sàng “tham chiến”. Ngoài 4.650 đầu đạn hạt nhân, Mỹ còn có 2.700 đầu đạn hạt nhân cũ chưa được phân hủy.
Mỹ cũng là một trong những nước có khả năng “xử” vũ khí hạt nhân bằng ba “phương tiện”: hệ thống tên lửa mặt đất; hệ thống tên lửa bắn từ tàu ngầm; và oanh tạc cơ. Theo FAS, Mỹ hiện có 1.620 đầu đạn hạt nhân đang được lắp trên tên lửa đạn đạo; 1.150 cho tên lửa phóng từ tàu ngầm; 470 cho tên lửa liên lục địa; khoảng 300 đầu đạn chiến lược nằm tại các căn cứ oanh tạc cơ; và gần 200 đầu đạn phi chiến lược tại các căn cứ Hoa Kỳ ở châu Âu. Việc bảo trì các hệ thống vũ khí hạt nhân Mỹ tốn khoảng 8 tỉ USD/năm… Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi những chương trình hiện đại hệ thống vũ khí hạt nhân. Hải quân dự tính mua 12 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo (có khả năng mang đầu đạn hạt nhân) đời mới với giá mỗi chiếc từ 4-6 tỉ USD để thay thế 10 chiếc lớp Ohio là một ví dụ.
Cần mở ngoặc, vũ khí hạt nhân phi chiến lược (non-strategic nuclear weapon), còn gọi là vũ khí hạt nhân chiến thuật (tactical nuclear weapon), là gì? Sự khác biệt giữa vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật tùy vào định nghĩa quân sự của một sứ mạng thuộc dạng chiến lược hay chiến thuật. Theo Từ điển thuật ngữ quân sự Bộ quốc phòng Hoa Kỳ (Department of Defense Dictionary of Military Terms), một sứ mạng chiến lược là:
Sứ mạng được thực hiện nhắm vào một hay nhiều mục tiêu chọn lựa với mục đích phá hủy một cách liên tục trên diện rộng, làm triệt tiêu khả năng tham chiến của đối phương. Mục tiêu chiến lược gồm các hệ thống sản xuất chính yếu trong xương sống kinh tế quốc gia, nguồn nguyên liệu thô, kho dự trữ, hệ thống điện, hệ thống giao thông, hệ thống liên lạc… Nói cách khác, chiến dịch quân sự dạng chiến lược được thiết kế để triệt hạ đối phương một cách toàn diện, mang lại tác động và ảnh hưởng kinh tế lâu dài. Tức là “san thành bình địa”, cho “trở về thời đồ đá”, nói cho dễ hiểu.
Trong khi đó, vũ khí hạt nhân chiến thuật là “việc dùng vũ khí hạt nhân bằng các hệ thống tên lửa mặt đất, biển hoặc không quân, nhằm hỗ trợ cho việc dàn quân trong chiến dịch quân sự qui mô mở rộng sau đó”. Thường vũ khí hạt nhân chiến thuật là các loại mìn, tên lửa tầm ngắn…, được triển khai ở phạm vi hạn chế khoanh vùng tại nơi đang hoặc sắp xảy ra chiến sự. Trong thực tế, đến nay, quân đội Mỹ chỉ sử dụng các loại vũ khí chiến thuật (có khả năng nhưng) không lắp đầu đạn hạt nhân, trong các cuộc chiến mà họ can dự...
...
Ảnh: Hiện Mỹ có 470 tên lửa liên lục địa đầu đạn hạt nhân (LGM-30 Minuteman; Boeing sản xuất). Có thể mang ba đầu đạn từ 300-500 kiloton. Giá 7 triệu USD. Nặng 35,3 tấn. Tầm hoạt động 13.000 km. Vận tốc Mach 23, tức 24.100 km/giờ (7,8 km/giây). Bắn lên từ hầm ngầm mặt đất (silo).
Bonus: Khoảng cách từ Washington DC đến Bắc Kinh: theo Google, là 11.138 km; vậy cái anh “người phút” chỉ mất chưa đến 30 phút.
- Quá ẩu...
- Trương Duy Nhất & Tom cat
- A dua, chửi đổng và ngứa mồm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét